Sau một thời gian xài thẻ tín dụng H dúc kết được 1 vài kinh nghiệm, post lên cho mấy bạn tham khảo. Bài viết này có lẽ sẽ bổ sung thÊm nhiều nữa

Lưu ý 1 : nếu là máy pos thì tất cả đều có thể thanh toán được hết

Ai cũng biết thẻ visa phát triển mạnh ở châu á, thẻ master thì phổ biến ở châu âu, nhưng nếu so về chiết khấu thì visa sẽ có ít đối tác chiết khấu hơn so với thẻ master. Và lý do nữa là cầm thẻ master thấy nó VIP hơn so với thẻ visa. Chính vì vây mà không ít người đăng ký xài thẻ tín dụng sacombank master. Vấn đề nảy sinh là do thói quen dùng thẻ visa, và nhân viên thanh toán cũng không biết rõ là thẻ master có thể thanh toán được như thẻ visa ( bởi vì đơn giản họ không phải là nhân viên ngân hàng). Nên họ thường trả lời với khách hàng là thẻ này (thẻ MASTER) không thanh toán được. Tôi xin nhấn mạnh , đã là thẻ tín dụng quốc tế, nếu bạn có máy pos,tôi đều có thể thanh toán được. ( không phân biệt máy pos của ngân hàng nào, cũng như là không phân biệt về loại thẻ)

Lưu ý 2 : 45 ngày miễn lãi được tính từ ngày chốt giao dịch của tháng trước


Đây là một phần tương đối rắc rối nên tôi chỉ viết cho bạn dể hiểu. Bạn hãy nhớ vậy nà, nếu ngày chốt giao dịch của bạn là ngày 20 hàng tháng, bạn còn 15 ngày để thanh toán tính từ ngày nhận được thông báo chốt giao dich (20 hàng tháng)
Lấy ví dụ cho bạn dể hiểu, ngày 20/3 bạn nhận được thông báo chốt giao dịch, bạn thanh toán trước ngày 5/4 bạn sẽ không bị tính lãi
trong tháng 4 bạn có xài vài khoản, cụ thể ngày 7/4 và ngày 19/4. Ngày 20/4 bạn nhận được thông báo chốt giao dịch, bạn thanh toán hết số tiền bạn đã xài trong tháng trước ngày 5/5 bạn sẽ không bị tính lãi

lưu ý 3 : phân biệt lãi suất rút tiền và lãi suất thanh toán
lãi suất thanh toán là lãi suất mà bạn phải trả khi bạn thanh toán từ ngày 46

giả sử như thông báo chốt giao dịch ghi là hạn chót thanh toán là ngày 5/5, bạn quên mất và để tới ngày 10 mới thanh toán, lúc này lãi suất thanh toán mỗi ngày là 0.072%. Giả sử bạn xài 10 triệu, thì bạn phải đóng số tiền lãi là : 
10 triệu x 0,072% x 5 ngày = 3.600 đồng


lãi suất rút tiền mặt được tình ngay từ khi rút tiền mặt ( đối với cả thẻ quốc tế và thẻ nội địa )
lãi suất là 0,092% một ngày, bạn rút 10 triệu, 10 ngày sau bạn trả lại cho ngân hàng, lãi bạn phải đóng là : 
10 triệu x 0,092% x 10 ngày = 9.200 đồng

lưu ý 4 : phí rút tiền mặt , hạn mức rút và lãi phạt

phí rút tiền mặt và hạn mức rút
            thẻ quốc tế bạn phải mất 4% trên số tiền mình rút, và chỉ rút được 50% hạn mức được cấp. Ví dụ rút bằng thẻ quốc tế 10 triệu, bạn phãi tốn một khoản phí là 400.000 (4% x 10 triệu)
            đối với thẻ nội địa phí rút tiền là 0% ( miễn phí ), rút được 100% hạn mức tín dụng.

Lãi phạt chỉ được tính khi bạn thanh toán trễ ( từ ngày 46 ) với mức lãi là 6% trên số tiền chậm thanh toán.
 Thông báo giao dịch số tiền bạn nợ trong tháng là 10 triệu, ngày thứ 46 bạn thanh toán, 
bạn phải đóng thêm mức lãi phạt là : 10 triệu x 6% = 600.000
Lãi phạt chỉ mang tính chất răng đe cho khách hàng thanh toán đúng hạn, nếu không muốn đóng lãi phạt, bạn chỉ cần thanh toán tối thiểu 5% trên tổng dư nợ

Lưu ý 5 : thanh toán tối thiểu

Mục đích của thanh toán tối thiểu là nhằm hạn chế rũi ro cho ngân hàng, đồng thời tại thói quen thanh toán hàng tháng cho khách hàng. Tỷ lệ thanh toán tối thiểu là 5 %

Ví dụ dư nợ trong tháng của bạn là 20 triệu, số tiền bạn thanh toán tối thiểu trong tháng này là : 20 triệu x 5% = 1 triệu
 
Bạn cứ yên tâm, số tiền thanh toán tối thiểu sẽ được thông báo trong thông báo chốt giao dịch hàng tháng
có thể coi đây như là một hình thức cho vay tiêu dùng nhắm tới những giá trị nhỏ . bạn có thể dùng tiền có trong thẻ tín dụng mua máy tính, lap top, điện thoại ...mỗi tháng, bạn trả lại cho ngân hàng một số tiền tối thiểu ( giống như mua trả góp)
Trong trường hợp bạn không có thời gian ra ngân hàng thanh toán ( thường là những người làm việc văn phòng ) bạn có thể đăng ký một tài khoản thanh toán.và đăng ký thanh toán tối thiểu. Khi tới ngày chốt thông báo, ngân hàng sẽ tự dộng trích tài khoản thanh toán của bạn để chi trả cho tài khoản tín dụng

Comments

Popular posts from this blog

KHỐI NHÀ NƯỚC

Rối ren thị trường nước rửa chén tại Việt Nam

Bát nháo Thị trường nước cọ chén